Blog Luatgiaothong giúp bạn An toàn trên mọi nẻo đường...

Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Thứ Bảy, 13 tháng 11, 2010

Biển báo giao thông và những điều chưa biết

Tác dụng lớn nhất của biển báo không phải ở chỗ buộc người tham gia giao thông tuân thủ các quy định trên đường mà bảo vệ họ. Biển báo ra đời từ yêu cầu của chính những người tham gia giao thông.

Biển báo giao thông đầu tiên trong lịch sử dùng để chỉ khoảng cách giữa các thành phố của đế chế La Mã. Nhưng trong suốt vài trăm năm sau, với phương tiện giao thông duy nhất thời kỳ đó là xe ngựa, người ta không mấy quan tâm đến biển báo, dù tai nạn vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt tại các thành phố mới phát triển ở Anh.

Biển báo giao thông.

Không bị ràng buộc bởi các quy định an toàn nên giới đánh xe ngựa an tâm làm ăn tới cuối thể kỷ 19, khi những chiếc xe đạp bắt đầu thể hiện vai trò của nó. Sự phát triển của phương tiện giao thông mới mẻ này vấp phải thái độ khinh miệt và kỳ thị từ những người đánh xe, cũng như giới quan chức thủ cựu. Tại các thành phố ở châu Âu và châu Mỹ, xe đạp lẻ loi và bị chèn ép giữa một rừng xe ngựa. Trước khó khăn đó, năm 1887, những người đi xe đạp thành lập nên một câu lạc bộ (Cyclists Touring Club-CTC) và bắt đầu đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình. Kết quả đầu tiên mà CTC nhận được là nhà chức trách đồng ý để họ cắm biển cảnh báo tại những khúc cua nguy hiểm hay những đoạn đường đồi.

*Biển số xe hơi

Chưa kịp trấn tĩnh sau thất bại trước câu lạc bộ những người đi xe đạp, 10 năm sau, giới đánh xe lại phải đối mặt với đối thủ còn lớn mạnh hơn, sang trọng hơn: xe hơi. Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật dần dần thay đổi bộ mặt giao thông, và kẻ ra đi không ai khác là chiếc xe ngựa cỗ lỗ. Mặc dù nhà chức trách và cảnh sát cảm thấy khó chịu khi nhìn mấy chiếc xe chạy “nhông nhông” trên đường mà chẳng cần đạp, cũng chẳng cần ngựa, các câu lạc bộ xe hơi vẫn tiến hành đấu tranh song song với việc mở các khoá huấn luyện lái xe. Đến năm 1903, đạo luật xe hơi đầu tiên quy định về bằng lái, tốc độ tối đa được thông qua. Ôtô được phép chạy tối đa 32 km/h thay cho 19 km/h trước đó. Tuy nhiên, tại một nhiều nơi, tài xế vẫn phải “ngoan ngoãn” chạy với vận tốc không khác gì xe ngựa, 16 km/h.

Từ những thắng lợi ban đầu, xe đạp và xe hơi bắt đầu xâm chiếm đường phố. Công nhân đi xe đạp, giới chủ đi xe hơi, họ cùng lập và tự cắm các biển báo, ngoại trừ biển hướng dẫn do chính quyền dựng lên. Thế nhưng, hình dáng, độ cao và khoảng cách giữa các biển báo vẫn chưa thống nhất. Một lần nữa họ lại đấu tranh với cơ quan công quyền bằng điều luật ôtô mới. Năm 1904, nó chính thức được thông qua với quy định phân biển báo thành 3 loại: tốc độ tối đa 16 km/h dùng biển màu trắng có đường kính 0,5 m, biển cấm là bảng tròn 0,5 m mầu đỏ, biển báo nguy hiểm dùng hình tam giác đều màu vàng, cạnh dài 0,5 m. Tất cả các tín hiệu giao thông khác được ghi trên biển hình thoi. Độ cao từ điểm thấp nhất của biển báo tới mặt đường không dưới 2,5 m, khoảng cách từ vị trí cắm biển đến điểm cảnh báo là 46 m.

Xe ngựa lùi vào dĩ vãng, xe hơi ngày càng phát triển kéo theo sự hình thành của hàng loạt cơ quan quản lý giao thông: từ hiệp hội xe hơi, văn phòng, hội đồng luật, uỷ ban an toàn và cuối cùng là bộ giao thông. Những hội nghị về an toàn, những điều luật mới khai sinh ra nhiều loại biển báo giao thông mới và nó dần trở thành yếu tố không thể thiếu trong các kỳ sát hạch lái xe.

Trọng Nghiệp - VnExpress


Share
Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

0 nhận xét: on "Biển báo giao thông và những điều chưa biết"

Đăng nhận xét