Blog Luatgiaothong giúp bạn An toàn trên mọi nẻo đường...

Soạn BUY RV "Nội dung tin nhắn kết bạn, rao vặt" gửi 8785 (15000đ - trong ngày)
Loading...

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

Loạn scan màu giấy tờ xe

Các bản sao màu này được thực hiện giống y như thật, giống đến mức đã bị một số người lợi dụng để lừa đảo kiếm tiền bằng nhiều cách...

Hiện nay, nhiều tiệm photo trên địa bàn TP.HCM nhận “sao y bản chính” giấy tờ xe có dấu mộc đỏ. Chỉ cần chăm chút scan, in màu và ép nhựa sẽ có giấy mới khá giống với bản gốc.

“Bản sao màu” này được sử dụng như một loại giấy tờ giả với nhiều mục đích khác nhau, thậm chí có trường hợp lừa đảo hàng trăm triệu đồng...

Sau nhiều ngày đi thực tế, chúng tôi thu lại hơn 20 giấy đăng ký xe scan màu ở nhiều tiệm photo rất giống nhau và phát hiện nhiều người có nhu cầu dự phòng loại giấy tờ này.

Nhiều tiệm photo sẵn sàng sao màu cho khách - Ảnh: Sơn Bình
Tại tiệm photo 40 Ngô Tất Tố (P.25, Q.Bình Thạnh), chúng tôi gặp N.M.H. (25 tuổi, ngụ Q.7) đang đi scan màu giấy đăng ký xe, H. cho biết: “Tiệm nào cũng làm được nhưng không quen hoặc không có người giới thiệu thì họ ngại hoặc làm cũng không giống nhau nhiều với giá 10.000 đồng/cái”.

Thanh niên này còn gạ gẫm làm “cò” dẫn đi scan màu giấy tờ xe với 100.000 đồng/cái giống như thật và có thể lừa đảo kiếm tiền bằng nhiều cách...

Từ những “giá trị ngầm”

Nơi H. dẫn đến là tiệm photo duy nhất ở ngã ba bệnh viện, cách cầu vượt Củ Chi 200m thuộc ấp Bàu Tre, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi. Ông chủ ở đây cho biết: “Có ngày nhận làm hơn 10 cà vẹt xe cho khách và tôi chỉ biết làm thật giống để lấy tiền và giữ uy tín, còn chuyện ai làm gì thì không biết nên không sợ công an phạt...”.

Cũng giống như những tiệm khác, cũng là scan in màu nhưng ở đây làm rất kỹ để có hai bản giống nhau, thậm chí bản mới còn đẹp hơn bản gốc.

Khi hỏi một số người dân đi scan màu giấy tờ xe, phần lớn cho rằng mang theo bên người đề phòng mất cắp giấy tờ gốc. Chị T.N.N. (43 tuổi, ngụ xã Tân An Hội, Củ Chi) cho biết: “Bực nhất là bị mất giấy tờ xe phải đi làm lại, nghe nói đi “photo màu” (cách gọi đơn giản của nhiều người đi scan màu giấy tờ ở tiệm photo) không phạm pháp, nhiều lần bị CSGT xét giấy khi đi đường cũng cho qua nên thấy tiện...”.

Còn anh N.K.L. (29 tuổi, đường Cao Lỗ, P.4, Q.8) thì cho rằng: “Giấy tờ scan màu không có giá trị nhưng nhiều người trong gia đình tôi vẫn “sao màu” và phòng thân khi đi đường vì khó ai mà nhận thật giả”.

Tuy nhiên theo “cò” N.M.H., giấy xe scan màu còn có nhiều “giá trị” khác. H. thừa nhận nhiều anh em chơi cá độ, số đề... đi photo màu giấy tờ rồi cầm cố lừa gạt ở những tiệm cầm đồ, một “mốt” rất phổ biến.
Những giấy đăng ký xe được sao màu tại nhiều tiệm photo trên địa bàn TP.HCM - Ảnh: Sơn Bình
H. nói: “Nhiều tiệm cầm đồ chịu nhận giấy tờ xe với giá 300.000-400.000 đồng nên nhiều người nghĩ ra cách đi scan màu rất giống và nhanh để cầm cố kiếm tiền. Nếu chỗ khác khó hơn thì cầm luôn cả xe và giấy tờ scan với số tiền lớn, vài ngày sau năn nỉ có chuyện gấp, đưa hơn một nửa rồi đặt cọc lại giấy tờ scan màu là... biến”.

Để tìm hiểu thêm về “giá trị ngầm” của kỹ nghệ scan màu giấy tờ, chúng tôi gặp L.V.N. (30 tuổi, ngụ P.24, Q.Bình Thạnh) từng là kỹ thuật viên trong đường dây làm giấy tờ giả bị bắt ở Bình Dương.

Theo N., chuyện làm giấy tờ giả bắt buộc phải có máy photo màu được nhập lậu hoặc máy scan, in màu thông dụng hiện nay. N. giải thích: “Khi nhận làm giấy tờ giả có hai loại, một loại chỉ sao y bằng kỹ thuật màu rất giống nhau và đơn giản. Loại thứ hai là làm giả cả chữ ký và dấu mộc đỏ được tách rời nhau. Bước đầu làm giả cũng chỉ là scan và in màu, sau đó làm thêm thủ công và ép nhựa, rồi in lụa”.

Đến lợi dụng để lừa đảo

Tháng 4-2010, thông qua một người bạn, anh Phạm Minh Tân (28 tuổi, ngụ Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12) mua lại chiếc xe Dream có giấy tờ hẳn hoi. Cách đây hơn một tháng, trên đường về Bến Tre, khi CSGT Tiền Giang kiểm tra giấy tờ, anh Tân mới tá hỏa khi phát hiện đó là giấy đăng ký xe giả và bị giữ lại lập biên bản.

Anh Tân cho biết: “Sau này tôi mới biết giấy tờ đó là photo màu và chiếc xe Dream cũng được mua lại từ một tiệm cầm đồ mà người ta cầm đứt”.

Cũng trong ba tháng qua, Công an Q.7, Q.Gò Vấp... đã triệt phá nhiều băng nhóm làm giấy tờ giả có tổ chức. Sau khi bị bắt giữ, nhiều đối tượng khai nhận khi làm giả cho khách không nhất thiết phải xài con dấu riêng mà chỉ là photo màu đơn giản.

Ngoạn mục nhất trong những trò lừa đảo qua giấy tờ scan màu là trường hợp của Trịnh Văn Duẩn (ngụ Hưng Yên). Cách đây không lâu, Duẩn chủ động vay Ngân hàng Techcombank 595 triệu đồng mua xe với điều kiện sau khi mua, Duẩn phải đem giấy tờ xe thế chấp tại ngân hàng và có trách nhiệm trả dần tiền gốc cộng lãi suất.

Sau khi hoàn tất thủ tục vay và mua xe, Duẩn đem giấy tờ gốc đi “sao màu” và nộp lại cho ngân hàng, rồi mồi chài bán xe cho anh P.V.N. (ngụ Hải Dương) với giá 600 triệu đồng bằng tất cả giấy tờ thật.

“Hở” quy định và quản lý

Trung tá Trần Văn Tâm - đội trưởng quản lý đặc doanh Phòng cảnh sát quản lý về trật tự xã hội (PC64) Công an TP.HCM - thừa nhận: “Nhiều loại giấy tờ photo màu hay scan in màu thi thoảng quá giống cũng làm anh em trong ngành nhầm lẫn và đó là kẽ hở trong khâu quy định và quản lý”.

Trung tá Tâm cho biết theo thống kê sơ bộ, trên địa bàn TP.HCM có hơn 1.000 tiệm kinh doanh photo, in ấn... Nếu phát hiện tiệm photo chịu sao màu giấy tờ có con dấu đỏ cho khách thì khó buộc họ phạm tội vì không có quy định rõ ràng “cấm tiệm photo chịu nhận sao y dấu mộc đỏ” mà chỉ nhắc nhở “ghi lại tên họ, địa chỉ của khách”.

Cũng theo trung tá Tâm, hiện tại Cục Xuất bản rất thận trọng chưa cho phép sử dụng phổ biến máy photo màu, nếu không thì mọi chuyện sẽ trở nên phức tạp hơn bởi việc làm giả tờ “sao màu” quá đơn giản. “Cần phải có quy định mới chặt chẽ và quản lý tốt hơn ở những tiệm photo để tránh tiền lệ xấu” - ông Tâm nói.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - trưởng ban tuyên truyền Hội Luật gia TP.HCM - cho rằng những tiệm photo màu có hành vi scan, in giấy tờ xe, chứng minh nhân dân... của các cơ quan, tổ chức giống đến mức có thể gây nhầm lẫn thì đó là hành vi làm giả giấy tờ. Hành vi này được quy định tại điều 267 Bộ luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Cũng như vậy, những người photo màu giấy tờ tùy thân, giấy sở hữu... để xuất trình cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì bị coi như phạm tội. Để khắc phục tình trạng trên cần phải hoàn thiện từ khâu thi hành pháp luật đến các quy định pháp luật.
Có thể phạt tiền 50 triệu đồng đến tử hình!
Điều 267 Bộ luật hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức: “Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu, giấy tờ đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm”.

Riêng người thực hiện hành vi dùng giấy tờ giả nhằm chiếm đoạt tài sản, tiền của người khác còn phạm vào tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điều 139 của Bộ luật hình sự và tùy mức độ nặng nhẹ mà có khung xử lý, trong đó mức phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình.
Theo Tintuconline

Share
Download Tài liệu hướng dẫn tập huấn đào tạo lái xe
- Cẩm nang An toàn giao thông qua hoạt hình
- Tổng hợp tất cả các link hay nhất ôn luyện thi lái xe

Digg Google Bookmarks reddit Mixx StumbleUpon Technorati Yahoo! Buzz DesignFloat Delicious BlinkList Furl

1 nhận xét: on "Loạn scan màu giấy tờ xe"

Đăng nhận xét